Sự thật đáng kinh ngạc về chế độ ăn chay khi bạn đọc 25 điều dưới đây

Tuy nhiên, với hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, sự thật nằm đâu đó ở giữa và không có ngoại lệ nào với ngay cả việc ăn chay này. Chúng ta sẽ không kiểm tra những ưu khuyết điểm của nó. Thay vào đó là 25 sự thật đáng ngạc nhiên về chế độ ăn chay. Chúng sẽ cung cấp và làm sáng tỏ cho bạn về một lối sống đã tồn tại hàng ngàn năm, trong khi lại trở thành “xu hướng” trong thời gian ngắn trở lại đây.

1.  Ăn chay dựa trên nền triết học Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Ở Ấn Độ, chế độ ăn chay bắt nguồn từ triết lý ahimsa, hay còn gọi là bất bạo động, đối với động vật và các sinh vật khác. Đối với người Hy Lạp, việc ăn chay gắn với các nghi lễ và mục đích y tế.
2.  Một trong những người ăn chay đầu tiên và nổi tiếng nhất là triết gia Hy Lạp và nhà toán học Pythago sống trong thế kỷ thứ 6 TCN. Thuật ngữ “Chế độ ăn uống Pythago” đã được sử dụng cho chế độ ăn uống từ thực vật nói chung cho đến khi thuật ngữ “ăn chay” được tạo ra vào thế kỷ 19.
3.  Muốn hiểu rõ hơn về chế độ ăn chay, ta phải biết về các loại ăn chay khác nhau. Loại nghiêm ngặt nhất được gọi là thuần chay (vegan). Người ăn thuần chay không những không ăn thịt mà bao gồm cả các sản phẩm từ động vật.
4.  Từ “vegan” (thuần chay) có nguồn gốc từ “vegetarian” (ăn chay). Nó được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1944 khi Elsie Shigley và Donald Watson cho rằng việc ăn chay (vegetarian) vẫn bao gồm quá nhiều sản phẩm phụ từ động vật (trứng, sữa, phomai…) mà không phải chế độ ăn uống hoàn toàn dựa trên thực vật.
blank
5.  Người ta trở thành người ăn chay vì nhiều lý do, có thể do sức khoẻ, chính trị, môi trường, văn hoá, thẩm mỹ và thậm chí cả kinh tế. Tuy nhiên, lý do thường xuyên nhất là dựa trên tính đạo đức, phản đối cách đối xử tàn nhẫn với động vật (Xem thêm: “Bạn còn muốn ăn thịt sau khi đọc những dòng này?”).
6.  Các nghiên cứu khoa học đã nhiều lần chỉ ra rằng chế độ ăn chay làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể đốt cháy chất béo và calo nhanh hơn tới 16% so với người ăn thịt.
7.  Người đầu tiên trong thời kỳ Phục Hưng ủng hộ việc ăn chay là Leonardo da Vinci. Thực tế, ông là một người ăn chay cứng rắn, người đã công khai tranh luận với các nhà chức trách tôn giáo địa phương khắt khe ở thời của ông, rằng con người không có quyền được Thiên Chúa cho phép ăn động vật.
8.  Một nghiên cứu năm 2008 của tạp chí Time ước tính số người ăn chay ở Hoa Kỳ là 7,3 triệu người lớn, tương đương 3,2% dân số. Trong số này, chỉ có 0,5%, hay một triệu người, là những người ăn thuần chay.
9.  Nhà triết học nổi tiêng người Pháp, Voltaire, là một nhân vật lịch sử quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chế độ ăn chay (mặc dù chúng tôi không biết ông ta có phải người ăn chay hay không). Ông đã dùng phong tục thời xưa của Ấn Độ giáo để tấn công các tuyên bố chủ quyền của Kinh thánh và thừa nhận rằng việc đối xử với động vật của người Hindu là một “sự thay đổi đáng hổ thẹn cho sự tàn bạo của đế quốc Âu châu”.
10.  The China Study là một cuốn sách dựa trên một nghiên cứu so sánh tỷ lệ tử vong của người ăn thịt và ăn chay trong 20 năm. Theo cuốn sách này, công dân của những nước ăn nhiều thịt có tỷ lệ tử vong cao hơn với các “bệnh phương Tây”, trong khi người dân ở các nước ăn nhiều thực phẩm từ thực vật lại khoẻ mạnh hơn.
11.  Việc ăn hay không ăn thịt đã được bàn cãi trong suốt lịch sử Kitô giáo. Nhiều nhà thần học đã tuyên bố chế độ ăn chay là phù hợp nhất với các giá trị Kitô giáo như lòng thương xót và từ bi. Chúa Jêsus được tin là người đã ăn chay theo chế độ Pescatarian (không ăn thịt nhưng vẫn ăn cá).
12.  Người theo chế độ Pescatarian là người ăn chay nhưng vẫn ăn cá. Thuật ngữ này bắt nguồn từ năm 1993 và là một sự kết hợp của từ “cá” trong tiếng Ý, “pesce”, và từ “vegetarian”.
13.  Thật không may cho người ăn chay, vitamin B12 là một trong số ít chất dinh dưỡng chỉ đến từ các nguồn động vật. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu vitamin B12 có thể dẫn tới xương thiếu chắc khỏe. (Vì vậy, người ăn chay cần chú ý tới các nguồn thực phẩm thực vật có vitamin B12 hoặc uống thêm viên vitamin B12 bên ngoài để bổ sung loại dưỡng chất này nhé!).
14.  Benjamin Franklin là một trong những người ăn chay đầu tiên và nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là người đã giới thiệu đậu phụ cho đất nước vào năm 1770. Thật không may cho cộng đồng người ăn chay, sau đó ông lại trở thành người ăn thịt.
15.  Trong trường hợp bạn đang bối rối vì nhiều thể loại ăn chay khác nhau, hãy để chúng tôi phân chia lại cho bạn rõ:

  • Người ăn chay theo chế độ ovo-vegetarian sẽ ăn trứng nhưng không có các sản phẩm bơ sữa khác.
  • Người theo chế độ lacto-vegetarian sẽ ăn các sản phẩm sữa nhưng không ăn trứng.
  • Còn chế độ ovo-lacto vegetarian thì ăn cả trứng và các sản phẩm từ sữa.

(Xem thêm: “5 hình thức ăn chay phổ biến bạn có biết?”)
16.  Trái ngược với niềm tin phổ biến, nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn chay chỉ có lượng protein thấp hơn một chút so với những người ăn thịt. Các nghiên cứu tương tự khẳng định rằng chế độ ăn chay cung cấp đủ chất đạm nếu chúng ta ăn đa dạng các nguồn thực vật.
blank
17.  Một nghiên cứu của Anh cho thấy những người đàn ông ăn chay được xem như những người yếu đuối và ít nam tính hơn những người ăn thịt, ngay cả trong mắt phụ nữ ăn chay. Tiến sĩ Steven Heine, thuộc Đại học British Columbia, nói trên tạp chí Appetite Journal rằng thịt và nam giới luôn đi cùng nhau.
18.  Một thực tế là Adolf Hitler được coi là một trong những người ăn chay tận tâm nhất.
19.  Trên thực tế, Hitler tin tưởng mạnh mẽ rằng chủ nghĩa ăn chay có thể là chìa khóa thành công của quân đội Đức. Ông tuyên bố rằng những người lính của Caesar sống hoàn toàn trên các loại rau, và những người Viking sẽ không thể tiến hành cuộc thám hiểm của họ nếu còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống dựa trên thịt động vật.
20.  Các nhà nghiên cứu Anh đã phát hiện ra rằng từ chỉ số IQ của trẻ em có thể dự đoán khả năng trở thành những người ăn chay của bé khi lớn lên. Chỉ số IQ càng cao, càng có nhiều khả năng đứa trẻ sẽ trở thành người ăn chay. (Xem thêm: “Người ăn chay thông minh hơn người ăn thịt”)
21.  Bạn đã từng nghe tới thuật ngữ “người ăn chay trái cây”? Chưa sao? Chúng tôi cũng chưa từng nghe nói cho tới gần đây. Người ăn trái cây là người chỉ ăn các loại hoa quả, hạt và các thực phẩm thực vật khác được thu hoạch mà không làm chết các loại cây.
22.  Ấn Độ là đất nước với dân số ăn chay lớn nhất.
23.  Có một cuộc tranh luận trong cộng đồng người ăn chay rằng mật ong có thích hợp cho chế độ ăn thuần chay hay không. Hiệp hội thuần chay Hoa Kỳ không coi mật ong là thích hợp vì nó cũng là một sản phẩm xuất phát từ động vật, nhưng một số tổ chức thuần chay khác lại thấy không có gì sai khi tiêu thụ mật ong.
24.  Năm 2012, Hội đồng thành phố Los Angeles đã nhất trí thông qua một nghị quyết rằng tất cả các ngày thứ 2 trong thành phố của các Thiên thần này sẽ không có thịt. Đó là một phần của chiến dịch quốc tế để giảm lượng tiêu thụ thịt động vật cho những lí do sức khỏe và môi trường.
25.  Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là không thể nghi ngờ rằng chế độ ăn chay thân thiện với môi trường hơn mọi chế độ ăn khác. Một so sánh nhỏ cho thấy sự tác động tiêu cực lên môi trường từ việc ăn thịt, đó là mất 25 gallon nước để sản xuất một pound lúa mì trong khi phải mất hơn 2500 gallon nước để sản xuất một pound thịt.
25 điều trên đã đủ khiến bạn ngạc nhiên về chế độ ăn vô cùng lành mạnh này chưa?

Thẻ:, , , , ,