Ăn chay là gì? Lợi ích của việc ăn chay

Ăn chay là một phương pháp ăn uống lành mạnh, với thực đơn chủ yếu là các món ăn, sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Người ăn chay sẽ thực hiện kiêng thịt như: thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản hoặc bất cứ thịt từ mọi loại động vật. Bao gồm cả việc kiêng những sản phẩm phụ của quá trình giết mổ như các loại chả từ thịt, đồ hộp, chà bông, lạp xưởng,…

blank

Đơn thuần việc ăn chay bắt nguồn từ nhiều ý nghĩa khác nhau về: tư tưởng tôn trọng sự sống, bảo vệ động vật hoặc mang một ý nghĩa đạo đức, tuân theo luật lệ của tôn giáo hướng tới lòng từ bi, yêu thương cũng như hãm mình tránh khỏi những ham muốn trong ăn uống, lòng tham, hướng thiện,… và tùy theo mỗi tôn giáo sẽ có hình thức ăn chay khác nhau.

Theo một góc nhìn khoa học thì việc ăn chay mang ý nghĩa giúp tăng cường sức khỏe, đem đến một cuộc sống lành mạnh và có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư, tiểu đường, viêm,… hoặc làm đẹp da đẹp dáng vô cùng hiệu quả.

blank

Lịch sử hình thành

Theo những tài liệu lịch sử để lại, việc ăn chay được bắt nguồn từ khoảng thế kỷ thứ 7 TCN nhằm khắc sâu lòng khoan dung đối với tất cả chúng sinh của Kỳ Na giáo, sau đó dần được lan rộng trên thế giới thậm chí được xem như một phần nghi thức quan trọng của một số đất nước.

Tại Ấn Độ, việc ăn chay khá đặc biệt, họ không nuôi hay giết mổ hoặc ngay cả buôn bán động vật sống. Mặt khác, tại Hy Lạp và Ai Cập thực hiện việc ăn chay có mục đích thanh tẩy trong nghi lễ bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6 TCN. Còn ở Nhật Bản, năm 675 người ta bắt đầu thực hiện việc ăn chay, điề này dần dần phổ biến và được nhiều nhà tu hành Phật giáo áp dụng.

Việc ăn chay bắt đầu phổ biến hơn vào thế kỷ XIX và XX, theo đó nhiều tổ chức, hiệp hội ăn chay bắt đầu xuất hiện. Năm 1847 Hiệp hội ăn chay đầu tiên được thành lập ở nước Anh. Vào những năm 1908 Liên minh ăn chay quốc tế, một hiệp hội của các xã hội quốc gia được thành lập.

blank

Các hình thức ăn chay

Ăn chay không chỉ gói gọn ở việc ăn thực vật và kiêng động vật, có nhiều hình thức khác nhau ở mỗi chế độ ăn cũng như những quy định về việc ăn chay cũng có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Ăn chay theo Phật giáo đại thừa: Sẽ tuân thủ quy tắc kiêng thịt và tất cả các sản phẩm từ động vật. Ngoài ra, còn không được ăn một số loại rau có mùi thơm đặc trưng của hành tỏi, kiệu, hẹ,…
  • Ăn chay có trứng (hay còn gọi là ovo theo tiếng Latin): Nghĩa là ăn chay có thể ăn trứng nhưng không được uống sữa hoặc các sản phẩm sử dụng sữa như: sữa chua, bánh quy sữa, bánh bông lan sữa,…
  • Ăn chay có sữa (hay còn gọi là lacto theo tiếng Latin): Nghĩa là được phép uống sữa hoặc ăn các sản phẩm làm hoặc sử dụng nguyên liệu sữa. Tuy nhiên ngược lại với hình thức ăn chay ovo, không được ăn trứng.
  • Ăn chay có sữa và trứng (hay còn gọi là ovo – lacto): Hình thức ăn chay này được phép ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa, trứng, mật ong.

blank

  • Ăn chay hoàn toàn – Ăn thuần chay (vegan): Đây là một hình thức ăn chay không được phép sử dụng bất cứ thứ gì từ động vật kể cả các sản phẩm từ động vật, mật ong, sữa, trứng. Ngoài ra cũng không sử dụng bất cứ sản phẩm nào được sử dụng từ động vật như: quần áo da, lông vũ, ví cặp từ da động vật,…
  • Ăn chay sống hay còn gọi là ăn chay tươi (Raw foodism): Quy định chỉ ăn các loại trái cây, hạt tươi chưa được nấu chín. Đối với rau củ có thể nấu nhưng với một mức nhiệt độ nhất định được cho phép.
  • Ăn chay theo Kỳ Na giáo: Được uống sữa, các sản phẩm sử dụng sữa nhưng không ăn trứng, mật ong và các loại củ hay rễ cây.
  • Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: chủ yếu là ăn những loại ngũ cốc, đậu theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa.
  • Ăn chay một phần: đây là một hình thức ăn chay chỉ hạn chế việc sử dụng thịt đỏ chứ không loại bỏ hoàn toàn. Đa phần thực đơn chính của họ vẫn là rau xanh, thực vật và chỉ một lượng nhỏ động vật.

Ngoài ra còn có một kiểu ăn chay chỉ cho phép ăn các loại trái cây, các loại hạt, hạt giống và thực vật khác nếu việc thu hoạch những thực phẩm này không ảnh hưởng và gây hại đến cây trồng.

Thẻ:, , , ,