Thực phẩm chay càng ngày càng đa dạng thị trường

blank
Người ăn chay thích “thịt” hơn rau
Theo ước tính của các nhà kinh doanh, số người ăn chay theo tín ngưỡng chỉ tăng thêm khoảng 20{4f3a94127a79cea53440bec84d22811b16bdd5260e82cb83ace8daf24170388b}-30{4f3a94127a79cea53440bec84d22811b16bdd5260e82cb83ace8daf24170388b}, nhưng ngày càng có nhiều người ăn chay vì muốn ăn kiêng, thay đổi khẩu vị, ăn chay vì sức khỏe đã góp phần làm cho tốc độ tiêu thụ thực phẩm chay tăng 100{4f3a94127a79cea53440bec84d22811b16bdd5260e82cb83ace8daf24170388b} so với trước. Có lẽ vì vậy các món chay được chế biến công phu, có hình thức và hương vị gần gũi đời sống được ưa chuộng nhiều như: cà ri dê, gà, cá viên chiên, lẩu mắm, mắm cá thu, bò 2 lát, chân gà, trứng cút, thịt kho trứng, sườn ram…
Chị Mai, chủ một sạp đồ khô tại chợ Bến Thành, cho biết “Người dân ngày càng có xu hướng tìm đến các quán ăn chay và đồ chay đóng hộp nhiều hơn bởi tính tiện lợi và kinh tế, vừa đỡ tốn thời gian chế biến”.
Các loại thực phẩm trên tuy được chế biến từ đậu hũ, khoai môn, khoai sọ, củ năng, boa rô, gia vị nhưng lại đem đến cho người ăn những mùi vị thơm ngon và các nhà sản xuất đang nhắm đến mục tiêu thỏa mãn nhu cầu ăn bằng mắt. Mới nhất trên thị trường chay năm nay là heo sữa quay, cá tai tượng, cá điêu hồng, cá chép, gà ướp gia vị thuốc bắc dùng để tiềm được chế biến với hình dáng y như con cá hay heo sữa thật với mức giá từ 20.000 đồng trở lên. Một con cá tai tượng 65.000 đồng hoặc cá chép 32.000 đồng, gà lớn 99.000 đồng… có thể nấu các món canh, kho, mặn như bữa cơm bình thường. Người mua có thể chọn mua nửa con cá hay con gà nhỏ, chả cá miếng nhỏ… chỉ với mức giá khoảng từ 15.000 đồng/gói trở lên.
Cơ hội của nhà kinh doanh
Ông Nguyễn Hữu Vinh, phụ trách kinh doanh Công ty Hưng An Viên, nhận xét: “Cộng đồng đang ngày càng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe, nên nhu cầu về thực phẩm chay trong năm 2005 sẽ khởi sắc hơn các năm trước”. Trong khi, hàng trăm loại thực phẩm khác đều nhích giá lên 5{4f3a94127a79cea53440bec84d22811b16bdd5260e82cb83ace8daf24170388b}-15{4f3a94127a79cea53440bec84d22811b16bdd5260e82cb83ace8daf24170388b} thì giá cả các loại thực phẩm chay gần như không thay đổi.
Theo thống kê sơ bộ của một công ty sản xuất thực phẩm chay lớn hàng đầu tại TP Hồ Chí Minh, trên thị trường hiện có khoảng 150 món ăn chế biến sẵn hoặc đã qua sơ chế dùng ăn chay.
Đi tìm thực phẩm chay của Việt Nam
Nhu cầu ăn chay đang ngày càng tăng nhưng tính đến thời điểm hiện nay trên cả nước mới chỉ có khoảng 20 thương hiệu có uy tín chuyên sản xuất thức ăn chay, và trong đó chỉ có vài đơn vị sản xuất trọn gói từ nguyên liệu đến thành phẩm. Còn lại, đa số nhập về chế biến và đóng gói. Hàng nhập đa dạng về chủng loại, giá cả tuy nhiên chất lượng không thật bảo đảm. Một doanh nghiệp cho biết: “Có loại thịt, cá viên chay làm từ đậu nành, nhưng hàm lượng đạm chỉ chiếm trên dưới 20{4f3a94127a79cea53440bec84d22811b16bdd5260e82cb83ace8daf24170388b}, phần còn lại là những chất tạo dai, giòn, xốp… Điều đáng nói là với thực phẩm chay nhập, loại còn hạn sử dụng lâu dài thì được nhà nhập khẩu đem đóng gói bán dạng “tươi”, loại cận hoặc hết date thì được “linh động” cho vào xào, nấu, hầm, kho làm ra các món chế biến sẵn có mầu sắc, có gia vị, người tiêu dùng ăn vào khó mà phân biệt được”.
Tuy những thương hiệu thực phẩm chay như Âu Lạc, Kim Chi, Hưng An Viên… đã trở nên quen thuộc và được người ăn chay tín nhiệm, nhưng để phát triển ngành thực phẩm chay và đưa ra được những sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh với hàng nhập còn rất nhiều vấn đề. Nỗi niềm của nhà sản xuất thực phẩm chay là khi doanh nghiệp trong nước công bố và đăng ký sản phẩm mới thì bị kiểm tra khá gắt gao, kỹ lưỡng, nhưng hàng nhập về ào ào, bán khắp nơi lại ít bị cơ quan chức năng “kiểm tra”.
Theo: Sài Gòn giải phóng